Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

[Infographic]: Thủ tướng Việt Nam qua các thời kỳ

Thủ tướng Hồ Chí Minh 
Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Thủ tướng Huỳnh Tấn Phát
Thủ tướng Phạm Hùng
Thủ tướng Đỗ Mười
Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Thủ tướng Phan Văn Khải
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Giấy nhà đất: Dân gặp khó không biết kêu ai

(PL)- Bất kỳ rắc rối nào cũng phải chạy lên TP. Quận, huyện cấp giấy nhưng không có quyền chỉ đạo.
Gom các chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) về một đầu mối đã dẫn đến tình trạng ùn tắc, trễ hẹn kéo dài trong việc cấp giấy chứng nhận (GCN) cho người dân. Khổ hơn, người dân vô cùng cực nhọc khi cần một địa chỉ để trình bày, phản ánh về những vướng mắc trong quá trình chi nhánh giải quyết vì toàn TP nhưng chỉ có hai đầu mối.
Hai “trọng tài” phân xử cho 24 quận, huyện
Bà PTH ngụ quận 3, xin nộp hồ sơ cấp GCN căn nhà do cha mẹ để lại. Hồ sơ được chi nhánh VPĐKĐĐ quận 3 yêu cầu bổ sung một chứng từ mà bà cho hay không thể cung cấp được. Trình bày thì cán bộ chi nhánh này trả lời phải thực hiện đúng như vậy mới giải quyết.
Không thể đáp ứng được yêu cầu, bà đến báo Pháp Luật TP.HCMnhờ tư vấn có thể gặp ai khác có thẩm quyền để trình bày. Thế nhưng sau khi liên hệ, tìm hiểu, PV cũng chịu thua.
Liên lạc với ông Trần Văn Đông, Giám đốc VPĐKĐĐ quận 3, nhiều lần nhưng PV không nhận được phản hồi. Trước đây, trong trường hợp tương tự, ngoài vị này thì vài chức danh nữa có nghiệp vụ chuyên môn, có thẩm quyền để người dân đăng ký gặp, nhờ làm “trọng tài” lắng nghe, phán xử đúng sai. Đó là trưởng phòng TN&MT, phó chủ tịch UBND quận, huyện, chủ tịch UBND quận, huyện và thậm chí là bí thư quận ủy, huyện ủy. Thế nhưng hiện nay chi nhánh VPĐKĐĐ tách khỏi quận, sáp nhập thành một và trực thuộc sở TN&MT nên cấp trên của đơn vị này là hai đầu mối: VPĐKĐĐ TP và Sở TN&MT. Không lẽ bà H. phải tìm đến giám đốc VPĐK hay giám đốc Sở TN&MT để trình bày sự việc này? Trao đổi với một số quận, huyện thì câu trả lời nhận được là đúng như vậy. “Theo cơ chế thì bất kỳ việc lớn nhỏ nào, nếu người dân không đồng tình với cách giải quyết của chi nhánh VPĐK thì phải tìm đến giám đốc VPĐK TP hay giám đốc Sở TN&MT” - Trưởng phòng TN&MT quận Tân Phú Nguyễn Văn Điều cho biết.
Thậm chí bí thư một quận cho hay ông thấy không hợp lý cũng không thể có ý kiến chỉ đạo với chi nhánh VPĐK mà chỉ có thể góp ý trong những cuộc họp chi bộ. “Mình có ý kiến sẽ bị cho là lạm quyền vì chi nhánh VPĐK có trực thuộc quận, huyện đâu” - ông bày tỏ.
Người dân đang làm thủ tục nhà, đất tại Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM. (Ảnh chụp chiều 6-4) Ảnh: HTD
Trước đây, Pháp Luật TP.HCM từng phản ánh trường hợp bà Dương Thị Kỉa ở huyện Bình Chánh nhận được một công văn yêu cầu điều chỉnh hồ sơ của Văn phòng ĐKQSDĐ mà theo bà là hiểu sai quy định Bộ luật Dân sự. Giai đoạn đó bắt đầu triển khai đề án tách nhập chi nhánh VPĐKĐĐ. Trình bày hết lời, dẫn chứng quy định với chi nhánh không được vì bên này bảo lưu quan điểm của mình, bà mang hồ sơ tìm đến VPĐKĐĐ TP. Thế nhưng nơi này cho rằng phải về lại quận, huyện vì đó là nơi giải quyết ban đầu, cũng là nơi cấp giấy cho bà. Hỏi huyện thì huyện cho biết đây là công văn của chi nhánh, phải gặp chi nhánh mới đúng địa chỉ. Bên này chỉ qua, bên kia chỉ lại. Sau khi báo phản ánh thì giám đốc VPĐKĐĐ TP, ông Phạm Ngọc Liên, lập tức phản hồi cho hay sẽ rút hồ sơ, mời chi nhánh huyện Bình Chánh đến để trao đổi.
Rất hoan nghênh tinh thần cầu thị của lãnh đạo VPĐKĐĐ TP nhưng một mặt khác sự việc cho thấy mọi việc đang dồn về một mối thì làm sao xuể, làm sao kịp thời cho dân?
Quận, huyện cấp giấy nhưng không có quyền chỉ đạo
Vấn đề đặt ra là: Có nên mọi trường hợp lớn nhỏ dễ khó, vướng pháp lý hay chỉ chưa rõ về nội dung tại 24 quận, huyện là phải dồn về cho lãnh đạo VPĐKĐĐ, lãnh đạo Sở TN&MT để chỉ đạo, xử lý, tiếp dân? Có hợp lý hay không, có dồn việc cho hai vị lãnh đạo này và dẫn đến khó khăn phiền hà cho người dân? Cơ chế phối hợp giữa chi nhánh và phòng TN&MT, quận, huyện thể hiện như thế nào để người dân không bị chỉ qua chỉ lại hoặc không biết phải gõ cửa ở đâu?
Trao đổi về những khó khăn của người dân, ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc VPĐKĐĐ TP, cho hay nghe xong ông cũng thấy tâm tư và đồng tình: “Khi giải quyết hồ sơ, có những quan điểm khác nhau giữa người dân và cơ quan thụ lý là bình thường. Và quả thật là phải có một cơ quan cao hơn phán xử, làm trọng tài một cách kịp thời, nhanh chóng thì mới thuận lợi cho dân”. Ông cho rằng cơ chế này tốt hơn nhiều so với việc “xui người dân đi khiếu nại”. Cũng theo ông, trong trường hợp này, trưởng phòng TN&MT, các phó chủ tịch quận, huyện phụ trách đô thị… là những người có nghiệp vụ cao, nhiều năm kinh nghiệm, nắm vững pháp luật nên nếu có sự hỗ trợ xử lý của họ khi người dân có thắc mắc phản ánh về những yêu cầu, quan điểm của chi nhánh VPĐKĐĐ thì rất hay. “Đồng thời đó cũng là trách nhiệm của các cơ quan này vì họ vẫn tham gia quá trình cấp giấy, ký giấy sau khi chi nhánh thụ lý xong”. Ông Liên cho hay sẽ suy nghĩ về giải pháp phối hợp giữa các cơ quan này một cách hợp lý và tốt nhất.
Trong giai đoạn VPĐKQSDĐ (nay là chi nhánh VPĐKĐĐ) trực thuộc quận, có lần VPĐKQSDĐ quận Phú Nhuận bị người dân phản ánh đến phòng kiểm soát thủ tục hành chính của Sở Tư pháp vì trễ hẹn, thái độ tiếp dân. Sau đó, chánh văn phòng UBND quận đã phản hồi đến Sở kèm theo thư xin lỗi người dân của cơ quan thụ lý, giải trình của cán bộ. UBND quận thừa nhận “những hành vi nêu trên đã gây bức xúc cho người dân, lỗi này hoàn toàn thuộc về cơ quan nhà nước”. Và: “Với tư cách cơ quan cấp trên của cơ quan thụ lý hồ sơ, chúng tôi xin nghiêm túc tiếp thu phản ánh của đương sự và đề ra biện pháp chấn chỉnh (cụ thể kèm theo).”
Thiết nghĩ không có người dân nào hay cơ quan nào không cảm thấy vui trước sự thẳng thắn nhận sai, cầu thị của UBND quận Phú Nhuận và chi nhánh VPĐKĐĐ. Hiện nay, theo ghi nhận của chúng tôi, chi nhánh VPĐKĐĐ quận Phú Nhuận vẫn làm tốt công tác phản hồi góp ý của dân, có thư xin lỗi do trễ hẹn.
Nguồn: http://plo.vn/nha-dat/giay-nha-dat-dan-gap-kho-khong-biet-keu-ai-621836.html

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai và quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở: cần gỡ nút thắt

The chap nha o hinh thanh trong tuong lai va quyen tai san phat sinh tu hop dong mua ban nha o
Bùi Đức Giang (*)
(TBKTSG) - Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai là một nguồn tài sản bảo đảm phổ biến và có giá trị, nhưng Luật Nhà ở 2014 (Luật Nhà ở) và nghị định hướng dẫn luật này vẫn quy định khá mập mờ, gây khó trong việc thế chấp loại tài sản đặc biệt này.
Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai là nhu cầu chính đáng của người mua, hoặc chủ đầu tư để huy động vốn. Đối với ngân hàng, đây là một nguồn tài sản bảo đảm phổ biến và có giá trị, góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng tín dụng và thu hút khách hàng. Điều nghịch lý là từ lâu pháp luật vẫn chưa quy định một cách thỏa đáng về biện pháp bảo đảm này. Đặc biệt Luật Nhà ở 2014 (Luật Nhà ở) và nghị định hướng dẫn luật này vẫn quy định khá mập mờ, khó áp dụng, vô tình đang tạo ra rào cản pháp lý lớn cho việc thế chấp loại tài sản đặc biệt này.
Nhà ở đã đưa vào sử dụng, chưa được chứng nhận sở hữu: không được thế chấp
Luật Nhà ở phân biệt rõ hai khái niệm là nhà ở sẵn có và nhà ở hình thành trong tương lai. Nhà ở hình thành trong tương lai được định nghĩa là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu trong khi nhà ở có sẵn là nhà ở đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng.
Điều đáng nói là theo điều 118, Luật Nhà ở, một trong những điều kiện để thế chấp nhà ở có sẵn là phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Hệ quả của quy định này là một số nhà ở riêng lẻ hay thuộc dự án bất động sản đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng, bàn giao và đưa vào sử dụng được coi là nhà ở có sẵn nhưng lại không thể thế chấp.
Trong thực tế đối với nhà ở nói chung và nhà ở thuộc dự án nói riêng, thời gian cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà có thể là một vài tháng cho tới một vài năm, thậm chí lâu hơn nên nguy cơ không sử dụng được nhà ở dạng này vào việc huy động vốn là rất cao và đây thực sự là một điều đáng tiếc.
Ngay cả đối với nhà ở nằm trong định nghĩa nhà ở hình thành trong tương lai của Luật Nhà ở, việc thế chấp trực tiếp cũng gần như là bất khả thi bởi rất khó đáp ứng được các điều kiện quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25-4-2014 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (Thông tư 01).
Thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng: cấm hay không cấm?
Đối với nhà ở hình thành trong tương lai nói chung và nhà ở đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu nêu ở trên, một giải pháp mà các bên có thể nghĩ tới là thế chấp quyền phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Giải pháp này được thừa nhận rõ ràng trong Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16-2-2011 của Bộ Tư pháp, được bổ sung sửa đổi năm 2014 và 2015 (Thông tư 05).
Tuy vậy, điều 148, Luật Nhà ở lại quy định việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai chỉ được thực hiện theo quy định tại Luật Nhà ở và các trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai không đúng với quy định tại Luật Nhà ở thì không có giá trị pháp lý. Quy định này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi có phải tinh thần của Luật Nhà ở là chỉ được thế chấp trực tiếp nhà ở hình thành trong tương lai chứ không được thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?
Điều 81, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 hướng dẫn Luật Nhà ở (Nghị định 99) có vẻ công nhận cả việc thế chấp trực tiếp nhà ở hình thành trong tương lai lẫn việc thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy vậy văn bản này lại quy định là “việc thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai phải tuân thủ quy định của Luật Nhà ở và của nghị định này”, trong khi không có điều luật nào của Luật Nhà ở và Nghị định 99 đề cập cụ thể chế định pháp lý này ngoài việc đặt ra yêu cầu cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là các quyền tài sản!
Giải pháp nào?
Thực ra việc công nhận cả hai cách thức thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai nêu trên là điều nên làm bởi sẽ cho phép các bên có nhiều lựa chọn hơn, tùy vào tình hình thực tế trong mỗi trường hợp. Có điều nên có các quy định cụ thể và khả thi hơn về từng cách thức thế chấp này. Cụ thể, cần sửa đổi Thông tư 01 theo hướng đơn giản hóa các điều kiện và thủ tục thế chấp trực tiếp nhà ở hình thành trong tương lai cũng như hoàn thiện các quy định về thế chấp quyền tài sản vốn còn khá sơ sài và đôi chỗ còn chưa thực sự hợp lý như hiện nay.
Đối với trường hợp nhà ở đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, cần sửa lại khái niệm nhà ở hình thành trong tương lai để bao quát cả trường hợp này hoặc mở ra một ngoại lệ riêng là được thế chấp loại nhà ở có sẵn này ngay cả khi chưa có giấy chứng nhận sở hữu.
(*) TS. Đại học Paris 2, Pháp

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Kiểm tra ngành nghề kinh doanh, mẫu dấu,...của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014

       I. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp
-       Bước 01: Truy cập website Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia tại địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn
-         Bước 02: Nhập Mã số doanh nghiệp/ Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt của doanh nghiệp trong mục Tìm doanh nghiệp.
-            Bước 03: Khai thác các thông tin cần tìm hiểu về doanh nghiệp:
1.     Thông tin cơ bản: Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp; Tình trạng doanh nghiệp; Tên người đại diện theo pháp luật; Địa chỉ trụ sở chính; Mẫu dấu*; Ngành nghề kinh doanh.
 Khi kiểm tra Ngành nghề kinh doanh, bấm chọn “Xem thêm” để hiển thị toàn bộ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
*    Lưu ý đối với mục “Mẫu dấu”:
-          Mục “Mẫu dấu” không áp dụng đối với tổ chức, đơn vị thành lập theo quy định Luật Công chứng, Luật Luật sư, Luật Giám định tư pháp, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Hợp tác xã;
-          Mục “Mẫu dấu” chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và nếu thuộc 01 trong 02 trường hợp:
+          Doanh nghiệp được thành lập kể từ ngày 01/07/2015 trở về sau.
+          Doanh nghiệp đã thành lập, đã có con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu trước ngày 01/07/2015 nhưng doanh nghiệp làm thêm con dấu; thay đổi màu mực dấu; làm lại con dấu do bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; làm con dấu mới theo quy định của Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp thuộc các trường hợp nêu trên nhưng không xem/ tải được Mẫu dấu có nghĩa là doanh nghiệp chưa thực hiện thông báo sử dụng mẫu dấu với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
Ngoài các trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp vẫn sử dụng con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Cơ quan công an cấp.
2.        Bố cáo điện tử:  Danh sách các bố cáo mà doanh nghiệp đã đăng.
3.        Danh mục sản phẩm: Thông tin lịch sử doanh nghiệp trong ba năm gần nhất; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản tiếng Việt; Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp; Tài liệu đính kèm.
 II.  Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
-       Bước 01: Truy cập website Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia tại địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn và chọn mục “Tra cứu thông tin doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”
 -           Bước 02: Nhập Mã số chứng nhận đầu tư hoặc Tên doanh nghiệp hoặc Tên người đại diện pháp luật hoặc Số giấy chứng thực của người đại diện pháp luật/ người đứng đầu  à Chọn Tìm kiếm à Chọn Xem.
-               Bước 03: Khai thác các thông tin cần tìm hiểu về khách hàng doanh nghiệp như: Tên doanh nghiệp; Tình trạng hoạt động; Trụ sở; Ngành nghề kinh doanh; Vốn điều lệ; Thông tin đại diện pháp luật;…
 Ghi chú: Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Đơn vị thực hiện tra cứu thông tin theo hướng dẫn tại Mục I

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Mua bán nhà đất, xin sửa chữa nhà

Câu hỏi: 

anh cho em hỏi về vấn đề nhà đất với.
- trả là em định mua 1 căn nhà ở p15, quận 8. Vậy em xin hỏi thủ tục sang tên,mua bán chuyển sổ đỏ thế nào vậy anh? Căn nhà đó sát vs nhà của người bán đang ở, sổ riêng. Và đoạn đường đó thì đang quy hoạch, em nghe chủ nhà nói sẽ mất hơn 1m để mở rộng đường.
- em có xem bản đồ quy hoạch của quận thì thấy khu vực đó là khu dân cư, xây dựng tự do. Vậy khi mua xong em muốn sửa lại nhà, cụ thể là làm lại cầu thang, di dời phòng vệ sinh, đổ thêm trần để làm sân thượng thì có phải xin giấy phép xây dựng không anh?

Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN, Công đoàn năm 2016

Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN, Công đoàn năm 2016

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Những thay đổi quan trọng trong chế độ BHXH từ 01/01/2016

TIN CHÍNH SÁCH HOẠT ĐỘNG
NHỮNG THAY ĐỔI QUAN TRỌNG TRONG CHẾ ĐỘ BHXH TỪ 01/01/2016 
TTO - Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi với nhiều điểm thay đổi quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2016.